Thống kê
Tổng số người đã truy cập 1414254
Hỗ trợ online
 
Tư vấn
Du học Úc đang dần mất đi độ Hot?
Du học Úc đang dần mất đi độ Hot?

'Học ở Úc giờ chán lắm' là suy nghĩ của không ít teen đang có ý định đi du học. Hãy nghe Donna Nguyễn, một bạn du học sinh Việt tại Úc đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này nhé.


Ai cũng biết là phong trào “Người người du học, nhà nhà du học” đang phát triển mạnh. Nguyên nhân của phong trào này là các bậc phụ huynh muốn con em mình bằng bạn bè và cũng muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con mình được học tập để có tương lai. Trong những năm trước đây, Úc là một trong những điểm đến hot nhất của các du học sinh nước mình.
 
Thế nhưng trong khoảng thời gian ngắn trở lại đây, một số ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo tại xứ sở Kangaroo này đã không còn tốt nữa. Hơn thế nữa có một số bạn còn nhận định: “Thà đi Singapore còn hơn đi Úc”. Tuy nhiên những nhận định này không dựa trên một cơ sở hoặc tiêu chí nào cụ thể mà chỉ là những ý kiến truyền tai nhau. Vậy phải chăng nền giáo dục của sứ xở Kangaroo đang dần đi xuống?

Theo tớ biết thì tình hình hiện nay, việc xin Visa cho du học sinh tại Úc trở nên rất khắc khe hơn bao giờ hết. Nguyên nhân chính của vì lượng du học sinh ngày càng đông. Ngay cả du học sinh đã đặt chân đến nước Úc rồi thì nguy cơ mất visa cũng rất cao. Tất cả những du học sinh nào qua Úc với Visa du học đều biết đến việc phải có điểm danh trên 80% mới có thể tiếp tục ở lại. Trường sẽ báo số điểm danh lên cho Trụ sở quản lí việc nhập cảnh và nếu bất cứ học sinh nào không đi học đầy đủ dưới 80% sẽ bị cắt Visa. Chính việc này cho thấy việc quản lí chặt chẽ việc học tập của sinh viên nước ngoài tại Úc để đảm bảo chất lượng giáo dục của nước này. Vì vậy những sinh viên cúp cua thì sẽ khó lòng giữ Visa du học để ở lại nước Úc đừng nói đến việc không qua nổi các kì thi.

Du học Úc là sự lựa chọn của rất nhiều Teen. (Ảnh minh họa)


Mặt khác, việc học tập trong trường rất được chú trọng và khắc khe đối với học sinh. Ví dụ như một số trường danh tiếng trong tiểu bang Queensland của Úc như University of Queensland và Queensland University of Technology (2 trường này nằm trong top 10 các trường đại học ở Úc), nếu học sinh học 1 môn mà rớt 2 lần sẽ bị đuổi học. Và khi trường hợp đó xảy ra thì khó có trường đại học nào nhận nữa. Vì vậy sinh viên theo học các trường này phải cố gắng rất nhiều trong quá trình học để không phải trượt môn nào. Đối với sinh viên bản địa còn khó thì đối với du học sinh sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn trong trường học đó. Việc mà du học sinh phải giải quyết đầu tiên là Visa. Khi trường thông báo lên cho Sở nhập cảnh là sinh viên đó không còn theo học ở trường nữa thì Visa sẽ ngay lập tức bị hết hiệu lực. Vì vậy nhiều  du học sinh phải đành ngập ngùi đăng kí các trường dạy nghề để tiếp tục được ở lại Úc, nếu không thì phải về nước.
 
Việc học tập được giám sát chặt chẽ tại các trường đại học có chất lượng cao. Để đậu một môn, bình thường, sinh viên cần đạt được 50% tổng số điểm của môn đó. Tổng điểm của mỗi môn được chia thành nhiều assessments, nên nhiều khi chưa cần thi cuối kì thì một số bạn đã đủ điểm đậu. Nhưng tại các trường lớn như University of Queensland, thì sinh viên buộc phải đạt trên 50% cho bài thi cuối kì để đậu dù điểm tổng của các assessment có cao đi chăng nữa. Vì lí do đó, sinh viên phải cố gắng học và thi cuối kì thật tốt vì nó quyết định việc đậu rớt của môn học đó. UQ làm vậy để tránh tình trạng sinh viên chủ quan sau khi đạt được điểm cao trong các assessment trước. Các trường đại học ở Úc thường rất chú trọng chất lượng đầu ra của học sinh vì nó ảnh hưởng đến danh tiếng lâu đời của trừơng.



Việc học ở Úc ngày càng được thắt chặt hơn. (Ảnh minh họa)


Thực ra rất nhiều du học sinh Việt Nam đã không thể tiếp tục theo học tại Úc vì một số lí do khác. Ví dụ như  H.T qua Úc để học trung học. Vốn tính nghịch ngợm, trong một lần đi chơi với bạn, ngồi trên xe nhìn thấy vài cảnh sát, H.T chỉ đùa giỡn và nói những lời không được lịch sự với cảnh sát. Kết cục của hành động vô ý thức đó là việc bị cắt Visa và bị trục suất ra khỏi nước Úc vì có thái độ lăng mạ cảnh sát.

T.L thì lại phải về nước vì một nguyên nhân “ hơi khó tin”. Cô nàng đi trốn vé xe bus, bị bắt và cũng phải xách vali về nước trong vòng 1 tháng. Luật pháp của Úc không có việc tử hình nhưng nó không đồng nghĩa nước Úc dễ dãi trong việc phạm pháp. Đặc biệt là đối với du học sinh, thành phần tạm trú, thì việc tôn trọng luật pháp là rất quan trọng. Nên chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ mà phạm pháp thì khó có thể tiếp tục ở lại và học tập tại Úc.
 
Nhìn lại những vấn đề trên, có thể dễ dàng thấy là chất lượng đào tạo của Úc không những không đi xuống mà còn trở nên khắc khe hơn với những tiêu chí tích cực hơn. Phải trải qua những khó khăn thử thách như vậy thì học sinh sinh viên mới có được học vấn để sau này trở nên có ích hơn. Những quy định, những yêu cầu cao của các trường để tránh việc học đối phó của một số bộ phận học sinh sinh viên. Thiết nghĩ du học sinh đi học ở nước khác thì phải biết tôn trọng luật pháp của nước đó. Du học sinh phải có ý thức về việc học và phải cố gắng học để có một tấm bằng tốt . Chất lượng đào tạo tại Úc ngày càng được cải tiến và khắc khe hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa để tốt nghiệp tại các trường đại học ở đất nước này, du học sinh phải có ý thức cao trong việc học tập và tránh tình trạng chạy theo phong trào du học



(Theo kenh14.vn)

Các thông tin khác :
››Lộ trình du học phù hợp cho du học sinh Việt Nam khi đi du học Úc
››Tại sao nên du học Australia?
››Top 10 đại học tốt nhất Canada năm 2020
››Top 10 đại họ​c hàng đầu Vương quốc Anh năm 2020
››10 đại học tốt nhất thế giới năm 2020
››10 trường Đại học thống trị bảng xếp hạng thế giới năm 2018
››10 khác biệt lớn nhất trong nền giáo dục ở Mỹ và các nước châu Á
››10 công việc có nhu cầu tìm kiếm cao nhất trong những năm tiếp theo
››Du học: Đâu chỉ có hoa hồng
››Bí quyết vừa học vừa làm hiệu quả
››Harvard - Giấc mơ Mỹ
››Trung thực để nhận visa
››Chàng trai Hà Nội trở thành Giảng viên Đại học Oxford
››Chưa một trường đại học Việt Nam nào đạt chất lượng
››Nhiều học sinh đạt điểm TOEIC gần tuyệt đối
››Những sai lầm nên tránh với hồ sơ xin học bổng
››Du học và những điều tối kị trong giao tiếp
››Du học Úc đang dần mất đi độ Hot?
››Hãy biết dấn thân hơn với những gì có thể
››Ngày đầu tiên đi học trên đất Mỹ

Giới thiệu l Tin tức l Liên hệ Copyright © 2025 by DOSCO. All reserved 7.7379 seconds