Thống kê
Tổng số người đã truy cập 1420016
Hỗ trợ online
 
Tư vấn
Cơ hội lớn cho những người biết chuẩn bị
Cơ hội lớn cho những người biết chuẩn bị

Vấn đề đặt ra đối với các 'ứng cử viên' Nghiên cứu khoa học ở nước ngoài là cần chuẩn bị thật kỹ những điều kiện cần thiết để không lỡ những 'cơ hội vàng.'


Nạn thiếu nghiên cứu sinh khoa học

Thomas Friedman của báo New York Times (tác giả "Thế giới phẳng") có lần nhận xét là đa số nghiên cứu sinh (NCS) về vật lý ở một đại học (ĐH) nọ ở NewYork đến từ Trung Quốc, và ông đề nghị rằng bất cứ sinh viên ngoại quốc nào, sau khi trình luận án tiến sĩ ở Mỹ, ở bất cứ ngành nào, được vào quốc tịch Mỹ ngay! 

 

Dân nhập cư luôn là một vấn đề xã hội nhức nhối, thường xuyên gây tranh luận chính trị ở các nước phát triển. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, tiền bạc và hàng hoá được tự do di chuyển, song con người thì không được tự do đi lại, nhất là đi từ một nước nghèo sang một nước giàu hơn. Friedman cho rằng thật là điên rồ khi chính quyền gây khó dễ, mà phải cho những người có kiến thức được ở lại.

 

Không chỉ ngành vật lý mà hầu như tất cả các ngành khoa học và kỹ thuật ở các nước phát triển, từ hơn thập niên qua gặp phải nạn thiếu sinh viên (SV).

 

Thanh niên bản xứ ít vào ĐH hơn, và trong số theo học ĐH, tỉ lệ SV khoa học ngày càng giảm đi trầm trọng. Từ đó, số SV tiếp tục nghiên cứu sau ĐH đếm không quá đầu ngón tay (ĐH Leuven - Bỉ) với  gần 32.000 SV, chỉ có chưa đến 20 SV thạc sĩ hoá học trong một khoa Hoá có tới 40 giáo sư các cấp).

 

Để bù vào sự thiếu hụt đó, các trường ĐH lớn Mỹ, Tây Âu chiêu nhận SV Châu Á hay Đông Âu đến làm tiến sĩ hay sau tiến sĩ (postdoctoral researchers). Trong nhiều ngành, SV Trung Quốc chiếm hơn 50% là việc bình thường.

 

Cơ hội cho NCS Việt Nam

 

Trong giai đoạn vừa qua, từ việc đưa SV ào ạt sang làm nghiên cứu sinh (NCS) ở các ĐH, viện nghiên cứu ở Mỹ và Tây Âu trong hơn ba thập kỷ qua, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện thành công một bước chiến lược trong việc gây dựng chất xám, một phần góp vào việc tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cần thiết cho phát triển kinh tế của họ.

 






Tình trạng thiếu hụt SV-NCS các ngành khoa học kỹ thuật vẫn còn kéo dài trong thập niên tới, nên đây là cơ hội rất tốt cho những SV - NCS Việt Nam.


Liên lạc trực tiếp với các giáo sư trong ngành mình muốn học là một cách làm nhanh và hiệu quả trong việc đi tìm học bổng.

Họ đã chuẩn bị kịp thời một lớp SV-NCS xuất sắc có thể tham gia nghiên cứu khoa học ở trình độ cao ngay khi đến các nước tiên tiến.

 

Trong khi đó, SV và NCS Việt Nam không có nhiều cơ hội. Một mặt, việc chuẩn bị của ĐH VN không đủ. Không xét về khả năng riêng, vấn đề lớn là kiến thức của NCS VN được đào tạo ĐH tại VN có quá nhiều lỗ hổng (SV VN khi ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh phải mất nhiều thì giờ lấp chỗ trống kiến thức).

 

Cái khó thứ hai của NCS VN là thường ít có thói quen nghiên cứu khoa học, và không có công trình, bài báo.

 

Vì vậy khi vào tranh các loại học bổng mở, NCS VN thường không được chọn. Hiện nay, con số NCS khoa học kỹ thuật ở Âu Mỹ đến từ Việt Nam còn quá ít. Phần lớn đến qua các chương trình nhà nước (như Chương trình 322), hay hợp tác song phương. Số NCS sau tiến sĩ lại càng hiếm.

 

Sau hai thập kỷ, chất lượng NCS các nước khác giảm nhiều, không được ưa chuộng như trước nữa. Cùng lúc, khả năng của NCS VN đã ít nhiều được biết đến, và uy tín có tăng lên. Vì tình trạng thiếu hụt SV-NCS các ngành khoa học kỹ thuật vẫn còn kéo dài trong thập niên tới, nên đây là cơ hội rất tốt cho những SV - NCS VN.

 

Việc tìm được một học bổng tiến sĩ ở Âu Mỹ là một việc không khó lắm cho NCS VN nếu được chuẩn bị kiến thức đầy đủ (về chuyên môn và sinh ngữ).

 

Khi nhận được các đề tài nghiên cứu, các giáo sư thường phải vất vả đi tìm NCS (thông tin có thể tìm được qua internet). Từ đó, việc liên lạc trực tiếp với các giáo sư trong ngành mình muốn học là một cách làm nhanh và hiệu quả trong việc đi tìm học bổng. Cơ hội vẫn luôn mở ra cho những ai biết chuẩn bị! 

 

Theo Nguyễn Minh Thọ
Giáo sư Hoá học, Đại học Leuven, Bỉ 

Các thông tin khác :
››Cơ hội lớn cho những người biết chuẩn bị
››Không vào đại học - ta có sự lựa chọn nào?
››Kế hoạch học tập
››Chuẩn bị phỏng vấn du học Hoa Kỳ
››Học tiếng Anh thế nào là tốt nhất?
››Giải trình kế hoạch học tập khi nộp đơn xin visa
››Để không “đứt gánh” trên đất khách

Giới thiệu l Tin tức l Liên hệ Copyright © 2025 by DOSCO. All reserved 0.9588 seconds